HNO3 là gì? Những ứng dụng của HNO3 trong đời sống

Dù HNO3 đã được phát hiện và điều chế ra cách đây rất lâu nhưng hiện tại vẫn có rất nhiều người mơ hồ về những kiến thức, những vấn đề xung quanh HNO3. Những điều cơ bản về HNO3 như HNO3 là gì? Nó có tính chất lý hóa như thế nào? Để điều chế HNO3 có khó không? Liệu rằng nó có thể ứng dụng vào những lĩnh vực gì của đời sống hàng ngày cũng như trong ngành công nghiệp hiện nay? Hôm nay, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời nó, giúp bạn có thêm được những kiến thức bổ ích xoay quanh HNO3.

HNO3 là gì

HNO3 hay còn gọi là Axit Nitric. Đây là một hợp chất hữu cơ tồn tại ở trạng thái lỏng. Axit Nitric được tìm thấy trong tự nhiên ở các nguồn như mưa đi kèm sấm chớp. Theo những nghiên cứu cho thấy một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa Axit chính là HNO3.

HNO3 là gì

Phía trên ta chỉ mới lý giải được HNO3 là gì thì chắc chắn cũng chưa thỏa mãn được mong muốn tìm tòi trong chính chúng ta. Để biết thêm được những kiến thức bổ ích và lý thú về HNO3 thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp về Axit Nitric, đưa HNO3 ra ánh sáng nhé!

Tính chất hóa học của HNO3

Có thể nói Axit Nitric là một Axit mạnh điển hình trong danh sách các Axit. Ngoài ra nó cũng được coi là một chất có khả năng Oxi hóa mạnh và là một dạng Axit khan. Với những đặc tính đó nó có khả năng Nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ.

Axit Nitric cũng là một hợp chất có khả năng điện ly hoàn toàn thành các Ion Nitrat NO3 và một số Proton hydrat

H3O+ HNO3 + H2O → H3O+ + NO3

HNO3 có khả năng làm cho quỳ tím chuyển đỏ giống như những Axit khác.

Khi tác dụng với các chất như Bazơ, Oxit bazơ, muối Cacbonat sẽ cho ra muối Nitrat và nước:

2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O

2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

HNO3 có khả năng tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au, Pt, khi tác dụng với kim loại sẽ tạo ra muối Nitrat và nước:

Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O ( to)

Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O

Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2

Mg(rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)

*Lưu ý: Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội

Tác dụng với phi kim sẽ tạo thành Nitơ dioxit nếu HNO3 đặc và Oxit nitơ với Axit loãng và nước, Oxit của phi kim:

3C + 4HNO3 loãng → 3CO2 + 4NO + 2H2O

C + 4HNO3 đặc nóng → CO2 + 4NO2 + 2H2O

Tác dụng với hợp chất khác có khả năng phá hủy những hợp chất hữu cơ:

3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3S (kết tủa) + 2NO + 4H2O

PbS + 8HNO3 (đặc) → PbSO4 (kết tủa)  + 8NO2 + 4H2O

Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3.

Tính chất vật lý của HNO3

Axit Nitric có khối lượng phân tử là 63.012g/mol-1 , đây là một hợp chất lỏng, có khi nó tồn tại dưới dạng khí, bốc khói mạnh trong không khí, không màu, tan tốt trong nước (C<65%)

Dung dịch Axit có thể bốc khói nếu dung dịch đó có trên 86% Axit Nitric. Màu sắc của khói cũng phụ thuộc vào độ đậm đặc của Nitơ dioxit có trong đó. Khói bốc lên có thể có màu trắng hoặc đỏ, đỏ nâu.

Trong môi trường tự nhiên Axit Nitric có màu vàng nhạt, đỏ. Axit Nitric có nhiệt độ sôi là 83 °C và đông đặc ở mức nhiệt -42 °C và tạo thành các tinh thể trắng. Cũng như những loại Axit khác thì HNO3 cũng có khả năng ăn mòn cao, dễ bắt lửa, bốc cháy và cực độc.

Axit Nitric là một Axit rất khó ngửi, vị chát. Tỷ trọng của Axit Nitric là 1,51 g cm 3 , 1,41 g cm 3 [68% w / w]

Ứng dụng của HNO3 trong đời sống

Dù độc hại và có tính ăn mòn cực cao nhưng Axit Nitric lại được con người đưa vào ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Ta có thể nói sơ qua về những ứng dụng của Axit Nitric ngắn gọn như sau:

Ứng dụng trong phòng thí nghiệm

Trong quá trình Nitrat hóa trong phòng thí nghiệm Axit Nitric đóng vai trò như nhân vật chính trong quá trình này. Axit Nitric  được dùng như một chất xúc tác nhằm bổ sung một phân tử hữu cơ hay một nhóm Nitro. Ngoài ra, nhờ vào tính Oxi hóa mạnh thì nó cũng được dùng hết khả năng của nó trong quá trình gây Oxi hóa.

Những thí nghiệm liên quan tới Clorit cũng cần phải có sự góp mặt của Axit Nitric.

Ứng dụng trong công nghiệp

HNO3 được sử dụng để tạo ra các chất nổ thông qua sự kết hợp với Nitroglycerin, trinitrotoluen (TNT) và cyclotrimethylenetrinitramin (RDX). Trong trường hợp này Axit Nitric  được sử dụng với nồng độ 68%.

Trong kỹ thuật ICP-MS  và ICP-AES nhằm phát hiện sự tồn tại của kim loại cũng được sử dụng Axit Nitric có nồng độ 0.5 – 2%.

Trong các ngành công nghiệp luyện kim, xi mạ và tinh lọc. Người ta sẽ cho Axit Nitric   kết hợp với Axit clorua và thu về dung dịch có khả năng hòa tan bạch kim và vàng.

Axit Nitric cũng được áp dụng vào các lĩnh vực như phẩm màu, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, sản xuất các chất hữu cơ,..

HNO3 được sử dụng như một hợp chất trung gian trong quá trình sản xuất xốp mềm Polyuretan và các sản phẩm Polyuretan khác như các chất keo, chất kết dính, chất đàn hồi,..

Trong công nghệ xử lý nước thải, xử lý nước hồ bơi Axit Nitric cũng được coi là một chất thần thánh khi có thể song song loại bỏ các tạp chất và cân bằng nồng độ PH. Đưa nước về trạng thái tiêu chuẩn và ổn định.

Tưởng chừng như không liên quan gì tới nhau nhưng Axit Nitric lại đóng vai trò rất lớn trong công cuộc sản xuất phân bón, phân đạm, các muối Nitrate,..

Cách điều chế

Giống như những chất hóa học khác thì Axit Nitric cũng có thể được điều chế trong hai môi trường cơ bản đó là trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất chất hóa học công nghiệp

Việc điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm thường được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa muối Natri tinh khiết với H2SO4 đặc. Qua quá trình chưng cất ở nhiệt độ sôi của Axit Nitric sẽ cho ra HNO3 với kết tủa màu trắng. Sau khi Axit Nitric bốc hơi khói đỏ sẽ cho ra Axit Nitric trắng. Một phương pháp khác để có thể tạo ra HNO3 trong phòng thí nghiệm đó là phân hủy nhiệt của đồng II Nitrat, tạo ra khí Nitơ dioxit và oxy, sau đó được truyền qua nước và tạo ra Axit Nitric.

Còn đối với việc điều chế Axit Nitric trong sản xuất công nghiệp thì có thể diễn ra bằng cách cô đặc 68% axit với hỗn hợp Azeotropic và 32% nước. Thông thường nồng độ Axit Nitric được điều chế trong công nghiệp giao động từ 52%- 68%. Để đạt được nồng độ cao hơn ta có thể tiến hành chưng cất dung dịch Axit Sunfuric H2SO4.

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

Như đã đề cập ở trên Axit Nitric là một chất cực độc nên trong quá trình sử dụng và bảo quản HNO3 cần hết sức cẩn thận. HNO3 là chất có khả năng oxy hóa mạnh và khi tác dụng với Cyanit, bột kim có thể phát nổ và tự bốc cháy khi phản ứng với Turpentine. Vậy cho nên cần tránh không để Axit Nitric gần với Cyanit, bột kim và Turpentine.

Là một chất có khả năng phân hủy các chất hữu cơ cho nên nếu Axit Nitric tiếp xúc trực tiếp với người có thể gây bỏng nặng, khiến da chuyển sang màu vàng hoặc màu cam. Vì vậy trong quá trình sử dụng ta nên trang bị đủ những thiết bị bảo hộ như kính mắt, găng tay,…

Axit Nitric cũng rất dễ cháy khi tiếp xúc với kim loại vì khi HNO3 tác dụng với kim loại sẽ giải phóng khí Hydro.

Trong quá trình pha loãng dung dịch cần tuân thủ các công đoạn, các quy tắc của nhà hướng dẫn, tuyệt đối không được làm ngược lại những công đoạn đó. Tuyệt đối không được đổ nước vào Axit mà phải cho Axit vào nước.

Trong quá trình bảo quản, Axit Nitric cần được để ở những địa điểm khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh xa các loại chất hữu cơ, kim loại, rượu, hơi ẩm, nguồn nhiệt,… Axit Nitric phải được đựng trong thùng có khả năng chịu được Axit, thùng luôn luôn phải đậy nắp.

Cách sơ cứu, xử lý khi có tai nạn

Trường hợp chúng ta sơ suất và xảy ra những tai nạn trong quá trình sử dụng là không thể tránh khỏi. Vậy nếu không may chúng ta gặp phải những tai nạn đó thì sẽ phải chịu những hệ quả gì? Phải xử lý như thế nào để có thể hạn chế đau đớn và những hậu quả về sau?

Nếu Axit Nitric tiếp xúc với mắt có thể kích ứng, bỏng, thậm chí là mù lòa. Khi bị bắn HNO3 vào mắt, ngay lập tức chúng ta phải rửa mắt bằng nước ít nhất 15 phút để hạn chế vết thương nặng thêm, sau đó tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu, chăm sóc và có hướng điều trị phù hợp.

Nếu tiếp xúc theo đường hô hấp, chúng ta sẽ gặp phải những kích ứng nghiêm trọng, khó thở, có thể viêm phổi, nặng hơi có thể tử vong, bạn có thể gặp những triệu chứng khác như ho, nghẹt thở, kích ứng mũi. Để cải thiện tình trạng hô hấp, bạn nên đi ra chỗ thoáng, không khí trong lành và sau đó tới ngay trung tâm y tế để nhận được sự giúp đỡ phù hợp.

Axit Nitric dính vào da thì phải làm như thế nào? Khi HNO3 tiếp xúc trực tiếp với da sẽ khiến chúng ta bị bỏng nặng. Khi gặp phải trường hợp như thế chúng ta phải ngay lập tức rửa sạch vùng da trong vòng 15 phút, loại bỏ quần áo bị nhiễm Axit Nitric ra khỏi cơ thể, rửa sạch vết thương bằng xà bông và chăm sóc y tế ngay lập tức nếu được yêu cầu.

Một trường hợp hiếm gặp hơn đó là Axit Nitric tiếp xúc qua đường tiêu hóa do nuốt phải. Một điều chắc chắn đó là nạn nhân sẽ bị cháy miệng và dạ dày. Điều cần làm nhanh nhất đó là súc miệng bằng nước hoặc sữa. Khi nạn nhân đã bất tỉnh thì không cho bất cứ thứ gì vào miệng nạn nhân để tránh tình trạng kích ứng. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để tiến hành xử lý và điều trị.

Địa chỉ mua bán HNO3 ở đâu uy tín tại TPHCM và Hà Nội ?

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và mua sản phẩm Axit Nitric thì bạn không nên bỏ qua Công ty Phát Đại Lộc của chúng tôi. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm hóa chất chúng tôi cam kết sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm thú vị.

Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động và thân thiện sẽ mang tới cho Quý khách hàng cảm giác thoải mái khi đến với chúng tôi. Với những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng chính hãng sẽ giúp bạn có được hiệu quả công việc tốt hơn. Một yếu tố không thể không nhắc tới khi tới với công ty của chúng tôi đó là giá thành. Chúng tôi chắc chắn rằng Quý khách hàng sẽ không tìm ra được đơn vị cung cấp hóa chất nào có giá thành thấp, cạnh tranh như Công ty Phát Đại Lộc chúng tôi.

Hãy liên hệ với chúng tôi để có được những trải nghiệm tuyệt vời. Hy vọng bài viết trên có thể hỗ trợ cho Quý khách hàng hiểu hơn về Axit Nitric.

Xem thêm : Axit clohydric HCl là gì? Đặc tính của hóa chất HCL

Là chuyên gia lĩnh vực marketer, tôi muốn truyền tải những thông điệp chia sẻ hữu ích cho tất cả mọi người

Viết một bình luận

Copy thành côngĐóng lại