Chia sẻ cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp hiệu quả và dễ dàng

Cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp hiệu quả tuy dễ nhưng mà khó, chính vì vậy không phải ai mới bắt đầu cũng trồng được. Bởi sự tiết kiệm chi phí và mang lại không gian xanh cho gia đình, mô hình trồng rau thủy canh này đang nhận được sự quan tâm đặc biệt. Vậy kỹ thuật trồng như thế nào ? Cần chuẩn bị những gì ? Giống rau nào thích nghi với mô hình này ?

Vì sao các hộ gia đình thích cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp?

Có rất nhiều cách để bạn trồng rau tại nhà. Tuy nhiên trồng rau trong thùng xốp là biện pháp được các gia đình tại các đô thị lựa chọn nhiều bởi các ưu điểm sau:

  • Dễ sử dụng: không mất nhiều thời gian, ai cũng làm được
  • Tiết kiệm nước tưới: tưới bao nhiêu, cây hưởng bấy nhiêu, không thất thoát ra ngoài.
  • Sạch: không cần tưới nước mỗi ngày. Không làm bẩn sàn và có thể để ở bất cứ nơi nào.
  • Chi phí thấp: thùng xốp có giá khá rẻ so với ống nhựa trồng rau thủy canh. Địa điểm mua lại rất dễ dàng vì ở đâu cũng bán. Ngoài ra còn có thể tận dụng lại các thùng cũ đã sử dụng trong nhà để tiết kiệm chi phí.

Cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp cần chuẩn bị những gì ?

  • Đầu tiên, cần chuẩn bị thùng xốp. Có thể mua thùng xốp ở các cửa hàng hoa quả.
  • Nilong màu đen để giữ dung dịch dinh dưỡng. Hoặc bạn có thể sơn đen phía trong của thùng xốp.
  • Rọ nhựa trồng rau thủy canh. Bạn cũng có thể dùng những chiếc cốc nhựa đã đục lỗ.
  • Giá thể có thể là mút xốp hoặc xơ dừa.
  • Dung dịch thủy canh: có thể dùng dạng nước hoặc dạng bột.
  • Bút đo nồng độ dinh dưỡng và bút đo nồng độ pH để kiểm tra nồng độ cho cây trồng.

Những loại rau có thể trồng theo cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp

Thông thường trồng rau trong thùng xốp, dựa vào kích thước của thùng để quyết định trồng rau gì trong đó. Dưới đây là những loại cây mà bạn có thể dễ dàng trồng mà không phải tốn nhiều công sức:

  • Rau muống: đây là loại rau rất dễ trồng trong thùng xốp, nhanh lớn và không tốn công chăm sóc.
  • Mồng tơi: loại rau này rất ưa nắng và đặc biệt rất dễ phát triển trong thùng xốp với độ sâu từ 12 – 15 cm.
  • Cải ngọt, cải xanh: tuy nhỏ nhưng rau cải đem lại rất nhiều lợi ích như tiêu thực hạ khí, lợi trường vị,…
  • Cải cúc: là loại rau nhiều dinh dưỡng và sau 25 – 30 ngày gieo hạt là có thể thu hoạch được.
  • Rau dền: nhờ bộ rễ khỏe và ăn sâu nên rau dền có khả năng chịu hạn rất tốt và dễ trồng.
  • Xà lách: là loại rau ăn sống không thể thiếu trong các món salad ngon lành hoặc các món cuốn hấp dẫn.

Các bước tiến hành cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp

** Bước 1:

Lót một lớp nilong đen trong thùng xốp. Việc làm này để giữ lượng dinh dưỡng thủy canh, tránh để cây ra bị ngập úng, thối rễ.

** Bước 2:

Đục lỗ trên nắp thùng xốp theo kích thước rọ mà bạn có. Trung bình khoảng cách giữa các rọ cách nhau 5-6cm. Đặt các rọ lên trên nắp thùng vừa đục.

Đục lỗ trên nắp thùng xốp theo kích thước rọ mà bạn có
Đục lỗ trên nắp thùng xốp theo kích thước rọ mà bạn có

** Bước 3:

Ngâm giá thể mút xốp hoặc xơ dừa vào trong nước khoảng 5-10 phút để giá thể ngấm đều nước. Rồi tiến hành ươm hạt giống và cây giống.

Giá thể trong trồng rau thủy canh
Giá thể trong trồng rau thủy canh

** Bước 4:

Ươm hạt giống rau vào trong các giá thể xơ dừa. Lưu ý gieo từ 3-5 hạt/ 1 xơ dừa. Gieo nông hạt, không gieo hạt quá sâu để hạt giống dễ nảy mầm.

** Bước 5

 Pha dung dịch dinh dưỡng thủy canh. Bước này rất quan trọng vì cần đảm bảo đúng và đủ nồng độ dinh dưỡng cho cây. Các bạn cần nghiên cứu kĩ dung dịch thủy canh trước khi đặt mua và sử dụng.

Những lưu ý trong cách trồng rau thủy canh

  • Thường xuyên phun tưới nước sạch để giữ độ ẩm cho cây nảy mầm. Cần phải che chắn nếu trời quá nắng hoặc mưa to.
  • Tiến hành đổ dung dịch dinh dưỡng vào thùng khi cây đã bắt đầu ra lá, liều lượng tăng dần từ thấp đến cao tùy theo mỗi giai đoạn phát triển của cây. Chú ý nên khuấy đều dung dịch dinh dưỡng.
  • Hàng tuần có thể tiến hành sục khí oxi cho cây để cây phát triển tốt hơn.
  • Thay thế cây hỏng, cây còi cọc, tỉa cắt lá khô, lá vàng, theo dõi cây trồng đề phòng sâu bệnh.
  • Bổ sung dung dịch dinh dưỡng khi thấy cạn để cung cấp kịp thời các dưỡng chất cho cây.
 

Chúng tôi hi vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan về mô hình trồng rau thủy canh này. Từ đó vận dụng hiệu quả để tạo nên không gian xanh và tự cung nguồn rau sạch cho gia gia đình nhỏ của mình !

Là chuyên gia lĩnh vực marketer, tôi muốn truyền tải những thông điệp chia sẻ hữu ích cho tất cả mọi người

Viết một bình luận

Copy thành côngĐóng lại